Lưu ý khi ký hợp đồng nội thất | Tránh bất lợi cho bạn | năm 2021
Chuẩn bị xây dựng một ngôi nhà đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị, từ lúc lên ý định xây nhà cho đến ngôi nhà được hoàn thiện là cả một quá trình không hề ngắn. Với xu thế hiện nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí nhiều nhất – gia chủ thường thuê công ty thi công nhà trọn gói để thực hiện ngôi nhà của họ. Việc này sẽ giúp gia chủ giảm nhẹ những lo âu, trăn trở rất nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc cũng sẽ có những bất đồng, tranh cãi giữa hai bên. Để hạn chế và tránh khỏi những xích mích giữa gia chủ và công ty xây dựng thì việc cần làm chính là có một bản hợp đồng xây nhà cụ thể, tỉ mĩ từng chi tiết. Vậy gia chủ cần lưu ý những gì trong hợp đồng xây nhà? Bài viết hôm nay, AK Design and Construction xin được gửi đến Quý gia chủ 6 lưu ý về hợp đồng xây nhà giúp Bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho ngôi nhà mơ ước của mình.
1. Trước khi ký hợp đồng xây nhà Bạn xem kỹ lại đơn giá xây dựng
Thật ra, trước khi tiến đến ki kết hợp đồng xây nhà, giữa chủ đầu tư và nhà thầu đã có nhiều buổi gặp nhau để tư vấn, trình bày phương án, báo giá xây dựng nhà, tư vấn vật liệu… Khi mọi thứ đã được thống nhất thì mới bàn đến việc ký kết hợp đồng.
Tuy nhiên, trước khi đặt bút vào ký kết hợp đồng xây nhà Bạn nên dành thời gian đọc kỹ lại hợp đồng mẫu, (hoặc yêu cầu nhà thầu gửi hợp đồng trước để Bạn có thời gian đọc). Bạn nên xem kỹ các điều khoản, bảng báo giá, đơn giá xây nhà xem có đúng như bảng báo giá đã thống nhất từ trước hay không nhé.
Nếu Bạn chọn được một công ty xây dựng nhà uy tín, có thương hiệu như AK Design and Construction thì vấn đề đơn giá xây nhà khi báo giá và khi ký hợp đồng là giống nhau. Trong quá trình xây dựng nhà cũng không có sự thay đổi về đơn giá xây dựng – Điều này có làm Bạn an tâm hơn khi chọn chúng tôi hay không?
2. Xem bảng cung cấp vật liệu thô và vật liệu hoàn thiện trong hợp đồng xây nhà
Vật liệu xây dựng có ảnh hưởng lớn đến đơn giá khi xây nhà. Ngoài ra, nó còn là yếu tố để tạo nên sự chắc chắn bền bỉ, lâu dài cho ngôi nhà. Vì lý do đó, mà rất nhiều Khách Hàng khi trao đổi và tư vấn xây nhà thường rất quan tâm đến phần vật liệu xây dựng như: Vật liệu phần thô bao gồm Thép gì? Sử dụng xi măng nào, gạch xây loại nào, có dây diện, ống nước âm tường không? vật liệu chống thấm loại nào…
Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo hợp đồng, copy và paste từ file này sang file khác, hoặc có sự nhầm lẫn, thậm chí do cố ý để đổi loại vật tư chất lượng cao sang một loại vật liệu chất lượng rẻ hơn nhằm ăn tiền chênh lệnh.
Ví dụ như: Sơn Jotun có giá cao hơn sơn Joton rất nhiều, hoặc đổi loại đá từ đá xanh Đồng Nai sang loại đá khác, báo giá thì sử dụng xi măng Hà Tiên đa dụng nhưng trong hợp đồng để xi măng Hà Tiên (Giá tiền khác nhau >< chất lượng công trình khác nhau).
Vì vậy để tránh trường hợp “Bút sa gà chết” Bạn nên dành thời gian xem lại vật liệu trong bảng hợp đồng xây nhà.
3. Tiến độ thanh toán hợp lý
Tất nhiên khi tư vấn xây nhà cho Bạn, có thể Bạn đã hỏi về tiến độ thanh toán hoặc nhân sự công ty đã tư vấn cho Bạn biết về vấn đề này rồi. Nhưng trước khi ký kết hợp đồng xây nhà Bạn cần xem lại phần này có đúng với mong muốn của Bạn không nhé.
Một bản hợp đồng xây nhà sẽ không thể thiếu tiến độ thanh toán. Thông thường, hai bên sẽ thỏa thuận thanh toán theo 2 hình thức.
Thanh toán theo từng phần: Xây dựng hết phần nào thì gia chủ sẽ nghiệm thu phần đó, nếu chất lượng đảm bảo và đúng như cam kết thì gia chủ sẽ thanh toán. Cứ lần lượt các khu vực trong ngôi nhà cho đến khi công trình được hoàn thành.
Thanh toán theo tuần: Đây là hình thức thanh toán đối với các nhầu thầu nhỏ, lẻ vì cuối tuần thường là lúc thanh toán lương cho công nhân. Tuy nhiên, hạn chế của việc thanh toán này là sẽ khó theo dõi tiến độ công trình, nếu nhà thầu không làm, hoặc làm chậm đến cuối tuần cũng phải ứng tiền.
Tại sao chủ đầu tư cần một phương thức thanh toán chi phí xây nhà hợp lý? Vì.
– Nếu thanh toán hợp lý và phân chia thành các đợt phù hợp với tiến độ công trình thì chủ đầu tư có thể dùng tiền để đầu tư việc khác một cách hợp lý.
– Thanh toán từng đợt đúng với tiến độ công trình sẽ giúp chủ nhà vui hơn và cảm thấy chi tiền xứng đáng hơn. (Vì chủ nhà đang đến gần với ngôi nhà hơn)
– Thanh toán từng đợt và đúng tiến độ giúp chủ nhà an tâm hơn, có thể quản lý nhà thầu tốt hơn (Không sợ nhà thầu ứng tiền bỏ chạy, công nhân không được trả công, quay qua đòi chủ nhà)
– Thanh toán từng đợt buộc nhà thầu phải thi công đúng kỹ thuật chất lượng và mời chủ đầu tư nghiệm thu, sau đó mới ứng tiền được.
Có một số trường hợp chủ nhà nhờ sự hỗ trợ chi phí xây nhà từ các ngân hàng, mà ngân hàng giải ngân theo từng đợt. Nếu nhà thầu yêu cầu thanh toán trước 50% hoặc 70% thì chủ nhà rất khó xoay sở.
4. Nhà thầu và chủ đầu tư cần thống nhất tiến độ thi công trong hợp đồng xây nhà
Một trong những vấn đề khó nói, gây nhiều bức xúc ức chế cho gia chủ trong quá trình xây dựng nhà chính là tiến độ thi công. Vì vậy khi xem các điều khoản trong hợp đồng xây nhà Bạn nên chú ý phần tiến độ thi công.
Khi xây dựng nhà, mọi thành viên trong gia đình sẽ không ở lại mà phải thuê một ngôi nhà khác để sinh hoạt, vì thế mong muốn dọn về ngôi nhà mới đúng tiến độ luôn là kỳ vọng lớn nhất mà gia chủ dành cho nhà thầu. Thế nhưng, nhiều trường hợp nhà thầu thi công ì ạch dẫn đến tiến độ trì trệ gây bức xúc rất lớn cho gia chủ. Để tránh gặp phải trường hợp đó thì một bản hợp đồng xây nhà với cam kết tiến độ thi công cụ thể (ghi rõ thời gian thi công bao lâu, số lượng công nhân/ ngày) sẽ giúp cả gia chủ và nhà thầu hợp tác tốt đẹp.
Nên ghi rõ mức phạt nếu chậm trễ tiến độ. Ví dụ: Nếu chậm tiến độ sẽ chịu mức phạt hợp đồng là 1% giá trị hợp đồng trên 01 ngày chậm trễ.
Lưu ý: Khách hàng cũng nên châm chước và thoải mái về việc trễ tiến độ thi công đối với những nhà thầu có tâm, có uy tín, thi công đúng kỹ thuật, số lượng công nhân thi công tại công trình nhiều nhưng vì lý do khách quan như: Điều kiện thời tiết mưa, gió, bão, vật tư cung ứng không kịp thời, hoặc do các nhà thầu thi công nội thất chậm tiến độ (đối với gói xây dựng nhà phần thô, chủ nhà tự thi công phần nội thất và hoàn thiện).
Trong thời gian thuê nhà để ở chờ dọn về nhà mới, Bạn hãy làm hợp đồng thuê nhà nhiều hơn từ 15 – 30 ngày so với tiến độ thi công xây nhà. Vì không có gì là nói trước được. Đối với những nhà thầu xây dựng uy tín không ai muốn kéo dài thời gian thi công xây dựng đâu, ai cũng muốn thi công xong và bàn giao công trình để làm tiếp những công trình khác, ngoại trừ một số trường hợp hi hữu thôi.
5. Đọc kỹ phần trách nhiệm và cam kết của nhà thầu trong hợp đồng xây dựng nhà
Bên cạnh những trách nhiệm từ phía nhà thầu xây dựng như: Không phát sinh, không bán thầu, giữ nguyên đơn giá, vật tư chất lượng, đảm bảo tiến độ, công nhân thi công lành nghề, đúng pháp lý, đúng kỹ thuật,… thì phía gia chủ cũng có những trách nhiệm cần lưu ý để giúp công trình xây dựng được thuận lợi hơn.
Gia chủ cần đảm bảo thanh toán và tạm ứng chi phí kịp thời, ngoài ra cũng cung cấp một số giấy tờ cá nhân quan trọng khi cần hoặc phối hợp, hỗ trợ với nhà thầu khi có vấn đề cải giải quyết. Sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau từ đôi bên sẽ giúp ngôi nhà được bàn giao đúng hoặc sớm hơn tiến độ đề ra.
Điều này Bạn cũng nên đọc kỹ trong phần hợp đồng xây dựng nhà để xem nhà thầu có tránh nhiệm gì và cần đáp ứng cho Bạn những điều gì trong quá trình thi công.
6. Chính sách bảo hành – Bảo trì nếu có sự cố xảy ra sau khi bàn giao nhà
Sẽ thật thiếu sót nếu trong hợp đồng xây dựng nhà của Bạn thiếu đi những cam kết chất lượng từ phía nhà thầu. Việc quy định chế độ bảo hành, bảo trì rõ ràng sẽ giúp Bạn yên tâm hơn về chất lượng. Hãy nhớ báo nhà thầu thêm vào chính sách và thời gian bảo hành công trình vào hợp đồng nhé.
Hiện nay các nhà thầu xây dựng đều có chính sách bảo hành từ 02 năm đến 05 năm tùy vào quy mô và giá trị hợp đồng của ngôi nhà. Bên cạnh đó, định kỳ 06 tháng/ lần sẽ có nhân sự liên hệ để hỏi thăm về chất lượng công trình. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố giúp nhà thầu khẳng định được uy tín và tên tuổi của bản thân trong lòng khách hàng.
AK Design and Construction hi vọng với 06 lưu ý về hợp đồng xây nhà sẽ giúp Bạn có được sự chuẩn bị chu đáo về mặt pháp lý đối với nhà thầu, nắm chắc được các quyền lợi, có phần thắng thế hơn so với nhà thầu, để tiến hành thi công xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình.